Câu Hỏi Thường Gặp Gan Tự Miễn IFT


Ngày đăng: 22/3/2019 14:41 Lượt xem: 9742

22/03/2019


 

1.Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp- Indirect Immunofluorescence test (IFT) là gì?

Dựa trên nguyên lý kháng thể kháng nguyên (antibody-antigen) như ELISA, IFT dùng hai loại kháng thể khác nhau để bắt chéo lên nhau. Sự khác biệt là IFT đưa ra kết quả ở dạng hình ảnh với các pattern khác nhau, so với ELISA.

 2.Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFT- Indirect Immunofluorescence test) khác biệt như thế nào với các xét nghiệm miễn dịch khác (vd: ELISA)?

IFT dùng các tế bào, mô sống để ghép lên mặt BIOCHIP, tạo thành dãy kháng nguyên cho các kháng thể tự miễn (nếu có) trong máu bệnh nhân kết dính.

 Khác với ELISA là các kháng nguyên trong ELISA được thiết kế riêng cho một marker, IFT dùng tế bào/mô sống nên có thể phản ứng với nhiều marker hơn trong một lần test. Vì thế IFT sẽ có độ nhạy cao hơn ELISA.

 Đồng thời IFT có thể cung cấp nồng độ của mẫu khi mẫu dương tính.

 3.Tại sao xét nghiệm IFT lại có số BIOCHIP không tương đồng với số marker đã ghi?

Kĩ thuật IFT dùng các tế bào/mô sống, với các kháng nguyên khác nhau trên bề mặt, nên bắt được nhiều kháng thể khác nhau và hiển thị các marker khác nhau trên cùng một BIOCHIP do mỗi tế bào, mô sống sẽ có các kháng nguyên đặc trưng riêng. Ví dụ như:

Tế bào HEP-2 có thể phản ứng với các marker khác nhau của ANA (Anti-nuclear-Antibodies) vì tế bào HEP-2 là tế bào sống với đầy đủ các thành phần protein của một tế bào. Nên có thể phản ứng với các marker khác nhau và đưa các pattern khác nhau.

Nên chỉ với một BIOCHIP, các marker khác nhau có thể được xác định, dẫn đến nhiều marker được liệt kê hơn là số lượng BIOCHIP.

 4.Titer là gì?  Lúc nào thì cần titer?

Titer là số tỉ lệ pha loãng của mẫu. Đối với các bệnh tự miễn, dựa trên các guideline quốc tế, sẽ có các titer chuẩn để xác định bệnh nhân có bệnh hay không. Trong theo dõi điều trị (monitoring), số titer được dùng để theo dõi nồng độ pha loãng của mẫu cho đến khi đạt được âm tính. Ví dụ nếu pha loãng đến tỉ lệ 1:160, thì mẫu hiện âm tính với các marker, thì titer sẽ là 1:160. Theo đó biết được tình trạng của bệnh nhân.

5.Nếu bệnh nhân có nhiều hơn 1 marker, liệu IFT có thể kiểm  tra?

Với các bệnh nhân có nhiều kháng thể tự miễn, các kháng thể này sẽ tiếp xúc và tao thành những hình ảnh (pattern) khác nhau, lồng lên nhau trên cùng một BIOCHIP có khả năng nhận dạng các marker này. Độ đậm nhạt của huỳnh quang trên BIOCHIP hiển thị nồng độ của kháng thể đó ở mức pha loãng nhất định.

6.Bệnh lý gan tự miễn – AIH (AutoImmune Hepatitis)/ALD (Autoimmune Liver Disease) là thế nào?

AIH/ALD là trường hợp cơ thể tự sản xuất kháng thể (autoantibody) tấn công gan, gồm có 3 type khác nhau, với sự khác nhau về tuổi tác và biểu hiện bệnh.

7.Các marker cho AIH/ALD type I là gì?

AIH/ALD type I là kiểu hình phổ biến nhất của AIH/ALD (dựa theo EASL 2015), với sự xuất hiện của SMA hoặc anti SLA/LP với HLA DR3, DR4 và DR7.

8.Các marker cho AIH/ALD type II là gì?

AIH/ALD type II được xác định với sự xuất hiện của LKM-1, anti-LC1 cùng với HLA DR3 và  DR7

9.Các marker cho AIH/ALD type III là gì?

AIH/ALD type III có các markers gần như giống type I, nhưng với sự xuất hiện của SLA/LP, và thường Ro52-antibody dương tính.

10.Có các bệnh tự miễn nào liên quan tới ALD/AIH?

Ngoài ALD/AIH, PBC (Primary Biliary Cirrhosis) và PSC (Primary Sclerosing Cholangitis) là hai bệnh liên quan đến túi mật và ống dẫn mật có khả năng liên quan đến AIH/ALD.

11.Các xét nghiệm nào có thể thử các marker này?

Với kĩ thuật hiện tại, các marker SMA, AMA, LKM-1, F-actin được xét nghiệm trên hệ thống miễn dịch huỳnh quang (IFT- Indirect Immunofluorescence test)

Figure 1: mẫu LKM-1 dương tính trên IFT

12.Cách xem và theo dõi kết quả IFT cho AIH/ALD?

Mẫu AIH/ALD mặc định sẽ được pha loãng tại 1:80. Theo EASL, các marker được đánh giá đa số tại 1:80 ở người lớn.

Ở mức 1:40, mẫu dễ xảy ra hiện tượng dương tính giả do một số người bình thường vẫn có các markers tự miễn ở mức không đáng kể. Hoặc mẫu bị âm tính giả do số lượng kháng thể quá cao, dẫn đến không đủ chỗ để kháng thể kết dính với kháng nguyên trên BIOCHIPS.

13. Mẫu nào chạy cho xét nghiệm IFT?

IFT yêu cầu mẫu 2mL huyết thanh (plasma) EDTA, heparin hoặc 3 mL huyết tương (Serum) lưu trữ như sau: nhiệt độ phòng (22-25 độ C) trong 24 giờ, nhiệt độ 2-8 độ C trong 7 ngày)

 

 

File đính kèm:


Xem thêm

Tra cứu kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem kết quả website:

( Về trang chủ hoặc vào from " Kết quả xét nghiệm " để xem kết quả )

Xét nghiệm mới

Panel 5 loại kháng thể về bệnh tiêu hóa tự miễn Xét nghiệm mới MTB định danh và kháng RIF (12/12/2023) Xét nghiệm mới Ancylostoma Giun móc (26/10/2023) Xét nghiệm BK virus và JC virus (29/9/2023) Xét nghiệm mới Điện di Protein/ Nước tiểu (21/09/2023) Xét nghiệm GAAD Score (20/09/2023) Xét nghiệm 53 dị nguyên (07/8/2023) Xét nghiệm Troponin I (24/7/2023) Xét nghiệm định lượng Vancomycin (18/03/2023) Xét nghiệm kháng thể AQP4 và MOG(10/03/2023) Xét nghiệm mới Bệnh nhược cơ (28/2/2023) Xét nghiệm Pap nhúng dịch EASYPREP (28/2/2023) Xét nghiệm mới Anti HDV Total (Liaison) (17/9/2022) Xét nghiệm mới Đo tải lượng virus HIV-1 RNA(18/8/2022) Xét nghiệm Anti β2 glycoprotein ( 30//06//2022) Xét nghiệm Định lượng Lipoprotein (a) (14/6/2022) Định lượng METHOTREXATE (28/4/2022) Viêm não tự miễn (2/2022) Xét nghiệm ANA Profile 23 IgG (08/12/2021) Xét nghiệm mới Elastase (12/03/2021) Xét nghiệm mới SARS-CoV-2 IgG định lượng (8/2021) Danh Mục Chuyển Gửi 2021 Xét nghiệm mới Kidney AutoImmune IFT (04/04/2020) Xét nghiệm mới P2PSA/PHI (09/09/2020) Danh mục Medic đã triển khai (09/2020) Xét nghiệm mới HBV DNA Abbott (1/11/2020) Xét nghiệm mới QuantiFERON TB (Qiagen) 10/01/2019 Xét nghiệm mới Liver-IFT (20/03/2019) Xét nghiệm mới Pre Albumin 10/7/2019 Xét nghiệm mới M2BPGi (01/8/2019) Xét nghiệm mới HBcrAG và HBsAg (01/11/2019)

Truy cập nhanh

Video Clip

Thống kê

Số người đang truy cập: 2331
Tổng số lượt truy cập: 12833526
Abbott companyRoche companySysmex companyPhu Gia companySiemens company